top of page

GÓC NHÌN TÂM ĐIỂM TUẦN 18/05 – 22/05: SÓNG MỚI LẠI ĐẾN

Exness VietnamKhi lệnh gỡ bỏ Lockdown của các quốc gia vẫn đang cần thêm thời gian để theo dõi tính hiệu quả cũng như các vấn đề phức tạp xoay quanh Covid-19 có thể diễn tiếp – Giới phân tích đang nhận định có thể dẫn đến làn sóng thứ 2 của Đại dịch vì ở hiện tại vẫn chưa có loại Vacxin nào đặc trị Virus – thì Trump lại tiếp tục khiến thị trường chao đảo khi dấy lại chuyện cũ: Tradewar Mĩ – Trung.


Khi lệnh gỡ bỏ Lockdown của các quốc gia vẫn đang cần thêm thời gian để theo dõi tính hiệu quả cũng như các vấn đề phức tạp xoay quanh Covid-19 có thể diễn tiếp – Giới phân tích đang nhận định có thể dẫn đến làn sóng thứ 2 của Đại dịch vì ở hiện tại vẫn chưa có loại Vacxin nào đặc trị Virus – thì Trump lại tiếp tục khiến thị trường chao đảo khi dấy lên chuyện cũ: Tradewar Mĩ – Trung.



  Ở tuần rồi phía chính quyền Trump đã cáo buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về Virus vì hành phi phát tán Virus Covid-19. Phía Mĩ cũng không ngại ngần khẳng định câu chuyện này chẳng khác gì cuộc chiến Trân Châu Cảng năm xưa. Điều đáng lưu ý ở đây là trước đó Trump cho rằng: USD cần mạnh hơn nữa. Phía China cũng không kém cạnh khi gần đây liên tục “gây hấn” với phía Australia xoay quanh Thịt bò & Nông sản. Có thể thấy đôi bên Mĩ – Trung gần như đã có một “sự chuẩn bị” nhất định trước thềm cuộc chiến Version2 của Tradewar này. Cũng không thể nói thêm, dạo gần đây Truyền thông liên tục “xới” lại việc cũ của Tradewar và phía China dù rằng vẫn đang thu mua nông sản và tuân thủ theo thỏa thuận Phase1 đợt rồi nhưng với tinh thần đầy miễn cưỡng.






Gold thoát nêm Tích lũy hơn 01 tháng và bật tăng mạnh ở cuối tuần rồi


  Chuyện gì đến cũng đã đến, Gold là tài sản nhận được lợi lớn nhất từ sau 02 câu chuyện trên: Hậu Lockdown & Tradewar. Do đó ở tuần này, tâm điểm vẫn hướng về Tradewar và Hậu Lockdown. Cần chú ý rằng riêng về Chứng khoán chỉ cần có những chuyển biến xấu liên quan đến số ca nhiễm bệnh (do mở cửa trở lại) và Tradewar căng thẳng có thể khiến mọi việc đảo chiều mạnh. Ở giác độ cá nhân đánh giá, tôi nhận định rằng đà tăng của Chứng khoán thời điểm hiện tại vẫn không bền vững. Đà tăng (sáng nay) có chăng đến từ hiệu ứng Gold tăng (do Gold là sản phẩm bảo chứng trên thị trường Chứng khoán).




  S&P500 phá vỡ kênh tăng, do đó nhịp tăng hiện tại mang tính chất retest cao

  Ở một giác độ khác, dòng tiền thị trường hiện tại sẽ thiên hướng trú ẩn vào Gold và USD là cao do quan ngại về làn sóng thứ 2 của đại dịch (giới phân tích nhận định có thể làn sóng thứ 2 này rơi vào tháng 8 năm nay). Trường hợp Tradewar căng thẳng, các đồng tiền hàng hóa: AUD – NZD & CAD sẽ chịu áp lực giảm mạnh. Song song đó, tuần này là tuần đáo hạn hợp đồng Dầu nên cần cẩn trọng với bước giá của CAD. Tốt nhất là nên đừng ngoài với dòng CAD.




Nguồn ảnh: Forexfactory


  Các bản tin kinh tế tuần này dự kiến sẽ không tạo ra sự ảnh hưởng quá lớn lên thị trường như: Chuỗi tin PMI Europe lúc 14h30 Thứ sáu hay Retail Sales Anh Quốc lúc 13h00 Thứ 6, PMI Mĩ, PMI Anh quốc… Bản tin đáng chú ý nhất tuần này sẽ là phiên Điều trần của Powell lúc 21h00 Thứ 3.

  Ở tuần rồi khi được đề cập đến Chính sách Lãi suất âm, Powell đã thẳng thừng bác bỏ. Thế nhưng Powell vốn nổi tiếng trong “làng Lật mặt” thế giới. Vậy nên không chắc ở phiên điều trần (liên quan đến tính hiệu quả về các chính sách hỗ trợ kinh tế thời gian qua), Powell có lật lọng hay không!? Nhiều khả năng Powell vẫn giữ nguyên luận điệu cũ và hướng đến sự kêu gọi chung tay hỗ trợ kinh tế từ Quốc hội. Mới đây Hạ viện đã thông qua gói cứu trợ 3000 tỷ USD, nếu kịch bản phiên điều trần diễn ra như vậy, viễn cảnh về USD tiếp tục mạnh lên áp lực giảm lên các cặp chính có tỉ lệ diễn ra cực cao.




USD vẫn đang dao động trên mốc 100.3


  Điều cần quan tâm tiếp theo là bài phát biểu của Thống đốc Ngân hàng Anh Bailey. Ở tuần rồi Bailey đã bác bỏ về chính sách lãi suất âm thế nhưng ở 02 ngày cuối tuần vừa rồi, BOE một lần nữa đề cập lại vấn đề này. Hiện GBP đang là đồng tiền giảm mạnh nhất trong khối G10. Bài phát biểu của Bailey lúc 20h30 tối thứ 4 sẽ đóng vai trò “recheck” lại chính sách Lãi suất âm trên. Trường hợp Bailey tiếp tục bác bỏ thì họa may chỉ giúp GBP “bớt bớt” giảm sâu hơn mà thôi. Vì áp lực về một USD đang quá mạnh, nền kinh tế u ám của Anh Quốc lúc này sẽ khó có cơ sở để nhận định GBP sẽ hồi phục trong thời gian ngắn hạn sắp tới.

  GU hình thành cấu trúc 02 đỉnh hiện đã phá vỡ downtrend và mục tiêu hướng về quanh 1.20

  Cuối cùng là bài phát biểu của RBA lúc 9h30 sáng Thứ 5. Tuần rồi, phía người anh em là RBNZ đã bất ngờ chơi lớn nâng QE (dù giữ nguyên lãi suất) và phát ra tín hiệu xem xét chính sách lãi suất âm ở thời gian tới khiến NZD giảm sâu. Không chắc ở bài phát biểu kì này RBA có những điều chỉnh tương thích theo như RBNZ hay không? (thông lệ 02 người an hem này sẽ có những bước điều chỉnh như nhau trong chính sách). Còn ở giác độ tổng thể hơn, như đã đề cập trên. Khi Tradewar căng thẳng thật sự khó để kì vọng AUD – NZD sẽ nhận được sự hỗ trợ tăng ở hiện tại.

  AU phá vỡ Uptrend H4 và đang dao động trong kênh giá giảm. Trường hợp giảm tiếp diễn khả năng sẽ về quanh 0.627

0 views
bottom of page