top of page

Kinh tế Nhật Bản lún sâu vào khủng hoảng

Exness VietnamNền kinh tế Nhật Bản đã dần chìm sâu vào cuộc suy thoái khi các hộ gia đình hạn chế chi tiêu cho các nhu yếu phẩm và các doanh nghiệp cắt giảm chi phí đầu tư, sản xuất và nhân lực để duy trì hoạt động trong bối cảnh đại dịch coronavirus.





Nền kinh tế Nhật Bản đã dần chìm sâu vào cuộc suy thoái khi các hộ gia đình hạn chế chi tiêu cho các nhu yếu phẩm và các doanh nghiệp cắt giảm chi phí đầu tư, sản xuất và nhân lực để duy trì hoạt động trong bối cảnh đại dịch coronavirus.

  Tổng sản phẩm quốc nội đã giảm 3.4% trong ba tháng tính quý I so với quý trước do xuất khẩu giảm và chi tiêu xã hội bị xáo trộn, số liệu của Văn phòng Nội các vào ngày thứ Hai cho thấy. Mặc dù kết quả tốt hơn một chút so với mức giảm 4.5% dự kiến, các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách đều đồng ý rằng điều tồi tệ nhất vẫn còn đang chờ đợi Nhật Bản trong quý II.





  Suy thoái trầm trọng, dữ liệu kinh tế quý II sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tính toán chính xác ảnh hưởng của dịch bệnh

  Nguồn ảnh: Bloomberg

  Hai quý thu hẹp GDP liên tiếp cho thấy rằng nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã rơi vào suy thoái ngay cả trước khi Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Các nhà phân tích dự kiến quy mô sẽ kinh tế Nhật Bản sẽ thu hẹp 21.5% trong ba tháng tính đến tháng 6, mức thu hẹp kỷ lục kể từ khi dữ liệu này được chính thức công bố vào năm 1955.

  Chuyên gia kinh tế Takeshi Minami tại Viện nghiên cứu Norinchukin cho biết, không có nghi ngờ gì về việc quý II sẽ tồi tệ hơn nhiều so với thời điểm hiện tại. Các doanh nghiệp đang đấu tranh để đảm bảo nguồn vốn, điều này cho thấy đầu tư kinh doanh sẽ vẫn yếu đi, dấy lên lo ngại về mức lương công nhân.

  Cuộc khủng hoảng đã gây áp lực lên các nhà hoạch định chính sách, khiến họ buộc phải đẩy mạnh các biện pháp kích thích kinh tế, với mức kỷ lục 117 nghìn tỷ yên (1,1 nghìn tỷ USD), chiếm hơn 20% GDP.

  Bộ trưởng Bộ Kinh tế Yasutoshi Nishimura, phát biểu vào thứ Hai sau báo cáo GDP, cho biết chính phủ đang đặt mục tiêu nhanh chóng vượt qua ngân sách thứ hai để có thêm viện trợ cho nền kinh tế.

  Ngân sách mới này, chỉ đến vài tuần sau khi thông qua ngân sách bổ sung đầu tiên, dự kiến sẽ cung cấp hỗ trợ tiền thuê cho các doanh nghiệp nhỏ và mức trợ cấp lớn hơn cho các doanh nghiệp không sa thải nhân viên. Điều đáng nói là ngân sách cứu trợ cũng sẽ khiến cho gánh nặng nợ công vốn cao nhất trên thế giới của Nhật Bản, càng trầm trọng thêm.

  Ngân hàng Nhật Bản tháng trước đã nới lỏng giới hạn trong chi tiêu của chính phủ tại chương trình thu mua trái phiếu. BOJ cũng dự kiến sẽ giới thiệu một chương trình cho vay khác cho các công ty nhỏ tại một cuộc họp khẩn cấp có thể sớm nhất là trong tuần này.

  Mặc dù viễn cảnh khủng hoảng đang gia tăng, nhưng Nhật Bản cho đến nay dường như vẫn đang vận hành không tệ như các nền kinh tế lớn khác. Hoa Kỳ và Canada đều dự báo mức thu hẹp kinh tế đạt hơn 25% trong quý này, trong khi Hoa Kỳ ghi nhận mức giảm 4.8% trong ba tháng đầu năm.

  Trong những ngày gần đây, tỷ lệ ca nhiễm virus mới đã giảm mạnh ở Nhật Bản và chính phủ tuần trước đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp đối với 39 trong số 47 quận của Nhật Bản, mặc dù Tokyo và các trung tâm kinh tế đông dân khác vẫn còn bị hạn chế.

0 views
bottom of page